
Điều bí ẩn này đã được các nhà thiên văn học thảo luận từ thế kỷ 18 đến nay, và nó vẫn chưa được lý giải. Về mặt vật lý, rất khó có khả năng Sirius B có thể trở thành người khổng lồ đỏ vào khoảng 2000 năm trước đây; nhưng chúng ta không thể loại trừ hoàn toàn khá năng những hoạt động kéo dài của những kỹ sư vũ trụ trong hệ thống này. Trong mọi trường hợp, những nỗ lực giải thích về màu đỏ của Sirius bằng một số nguyên nhân khí quyển thường không thuyết phục lắm. Có một số bằng chứng cho thấy rằng tên gọi “đỏ” không phải là bất thường đối với Sirius trong quá khứ. Do đó, Tistrya dược gọi là aurusha – thứ có thể được dịch là “trắng” hoặc “đỏ”. Trong văn bản chữ tượng hình Ai Cập, Sirius được mô tả như một hình tam giác màu đỏ với hình bán nguyệt nhỏ và một ngôi sao năm cánh gần nó. Người Babylon nhắc đến ngôi sao sáng như đồng. Cuối cùng, người Dogon đại diện cho Po tolo (Sirius B) bằng một viên đá đỏ (hãy lưu ý rằng đó chính xác là Po tolo, không phải Sigi tolo hay Emme ya tolo được thể hiện theo cách như vậy).
Trong một số tác phẩm gần đây R.Ceragioli đã thực hiện một nỗ lực để giải quyết câu đố về màu đỏ của Sirius, trong bối cảnh triết học cổ điển: Màu đỏ là một dấu hiệu nguy hiểm. Những mô hình văn hóa tiêu biểu nhất cho Sirius đã kết nối nó với Lửa, Kích động, giận dữ; sự đổ máu; nhiệt và những hiểm họa khác; đó là lý do tại sao nó được gọi là Đỏ bất chấp bằng chứng. Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là : Nếu “Ptolemy và Seneca có quá nhiều tâm huyết với truyền thống văn hóa đến mức họ không tin vào mắt mình và quyết định lấy dấu vết chập chờn còn lại nơi màu gốc của ngôi sao. Có vẻ phù hợp hơn khi cho rằng trên thực tế họ đã xem Sirius có màu đỏ mặc dù điều này có thể chỉ là một màu đỏ tạm thời liên quan đến một số quá trình vật lý (hoặc các “kỹ sư vũ trụ”?) trong hệ thống sao này.
Điều gì thậm chí còn quan trọng hơn, giải pháp được đề xuất bởi R.Ceragioli không cung cấp câu trả lời cho câu hỏi chính: Tại sao người cổ đại lại quá quan tâm đến khía cạnh tiêu cực gắn với Sirius? Các Thầy Tế Ai Cập đã theo dõi ngôi sao này một cách chặt chẽ về sự trội dậy điên cuồng của nó với niềm tin rằng màu sắc tươi sáng và trắng của nó mang lại sự giàu có trù phú, và đồng thời màu đỏ rực của nó ám chỉ “chiến tranh”.
Cư dân đảo Ceos của Hy Lạp, khi mong đợi “sự trỗi dậy của Sirius”, cầu nguyện cho gió Bắc làm dịu cơn giận dữ của con chó, mà trong truyền thuyết của họ – đó đã từng mang theo sự đe dọa đốt cháy thế giới. Tất cả những điều đó phù hợp với “giả thuyết kỹ thuật vũ trụ/astroengineering hypothesis”, đưa ra cùng lúc với một số nghi ngờ “Qủa bom vũ trụ đã được xả hoàn toàn? Chúng ta hãy nhớ rằng huyền thoại của người Dogon nói rằng “Người thợ rèn chỉ xích con chó lại, nhưng điều đó không có nghĩa rằng họ khiến nó trở nên vô hại”.
Do đó, chúng ta có thể cho rằng các hoạt động kỹ thuật vũ trụ của người ngoài hành tinh trong hệ thống Sirius chỉ mới kết thúc gần đây (nếu có). Tuy nhiên, chúng có thể đã được bắt đầu trong một kỷ nguyên sớm hơn rất nhiều, thậm chí vài triệu năm trước. Tuy nhiên, điều này nghe có vẻ kỳ lạ, chúng ta có một bằng chứng khác về ký ức lịch sử sâu sắc của người Dogon: Họ biết khá rõ rằng hồ Bosumtwi ở Ghana được hình thành khi một thiên thạch khổng lồ rơi xuống trái đất.

Theo kết quả của một cuộc điều tra đặc biệt, sự kiện này xảy ra không muộn hơn 1.3 – thậm chí 1.6 triệu năm trước. Điều đặt ra là “Ai đã sống trên hành tinh của chúng ta khi đó (vào kỷ nguyên của Homo habilis (loài đầu tiên của chi người) và có thể là Người đứng thẳng đầu tiên (Pithecanthropus)) – đã có thể giữ lại thông tin này và chuyển nó đến cho Homo sapiens tương lai. Kiến thức này cũng có thể là nguồn gốc đầu tiên của những chuyến viếng thăm từ ngoài vũ trụ. Tất nhiên, chúng ta không nên hiểu rằng người Dogon đã đề cập đến “năm đầu tiên của cuộc đời con người trên Trái đất” – khi mà, như cách họ tin rằng Sirius B đã phát nổ – theo nghĩa đen, nhưng cũng sẽ là một sai lầm khi từ chối những dữ liệu này.
Bây giờ, chúng ta có thể kết luận điều gì từ tất cả những gì đã nêu trên? Giả thuyết về “Kỹ thuật vũ trụ” dường như khá xứng đáng để điều tra thêm. Nó khó có thể được chứng minh chỉ dựa trên những nghiên cứu về thần thoại, nhưng những nghiên cứu như vậy có thể đưa chúng ta đến một phác thảo sơ bộ về những sự kiện xa xôi (trong thời gian cũng như không gian). Thần thoại có thể được coi là một ngôn ngữ đặc biệt, được lưu giữ và cung cấp cho chúng ta những dữ liệu rời rạc từ buổi bình minh của thế giới. Ý tôi là “thế giới không chỉ là Trái đất, mà là tất cả những khu vực trong vũ trụ của chúng ta – nơi mà người Dogon gọi là “hệ thống nội bộ của những vì sao”.

Những sự kiện – đã từng diễn ra ở các phần khác nhau trong khu vực này được phóng chiếu lên bầu trời với những ngôi sao hiện diện, sau đó trở thành chủ đề cho những câu chuyện thần thoại. Những câu chuyện này đã tạo ra sự tương tác và phần nào tạo nên một sự bối rối, do đó giờ đây gần như không thể quay trở lại và chạm đến điểm bắt đầu. Nó chỉ còn có thể dựa vào trí tưởng tượng của con người như bất cứ công cụ tri thức nào khác.
Đồng thời, chúng ta cũng nên cẩn thận khi cố gắng chứng minh các giả định của mình. Thông thường, chúng giống như là những công cụ tạm thời hơn là những mô hình trung thực của thực tế. Do đó, khái niệm cổ sinh vật về sự viếng thăm của những thực thể ngoài trái đất từ những chiếc phi thuyền ngoài không gian, những người đã dạy tổ tiên người Trái đất về những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống và khoa học văn minh, có thể được chứng minh mà không nhận sự phản đối từ những câu chuyện khoa học viễn tưởng, trong khi tình hình thực tế có thể phức tạp hơn nhiều.
Có thể đã có một số sự kiện trong lịch sử của hệ thống ngôi sao nội bộ (internal star system) mà chúng ta không thể hiểu được, thậm chí không thể giả định. Chẳng hạn, trong thần thoại của người Dogon có một số những gợi ý về cấu trúc đa chiều của Vũ trụ (multidimensional structure of the Universe). Hơn nữa, Nommos dường như không phải chỉ đơn thuần là một “nền văn minh ưu việt” có nguồn gốc tương tự như nền văn minh của chúng ta, chỉ khác ở mức độ phát triển mà nó thậm chí có thể là một nhánh tiến hóa độc lập của những sinh vật thông minh trong vũ trụ, rất khác với những dòng giống con người trên hành tinh này. Điều quan trọng là đi từ câu hỏi đến những sự thật đáng tin cậy (reliable facts) và những câu trả lời thuyết phục (convincing answers), nhưng đôi khi, nó cũng có thể khá quan trọng để đi từ câu trả lời đến những câu hỏi mới….

Tham khảo:
R.K.G. Temple. The Sirius Mystery. London: Sidgwick & Jackson, 1976.
E. Guerrier. Essai sur La Cosmogonie des Dogon: L ‘Arche du Nommo. Paris: Robert Laffont, 1975.
M. Griaule, G. Dieterlen. The Pale Fox. Chino Valley: Continuum Foundation, 1986.
V. Rubtsov. „Beyond the Sirius Lore”. Ancient Skies, 1985, Vol. 12, No.4.
F. D’Antona. „The Binary System Sirius in the Context of Stellar Evolution”. Astronomy and Astrophysics, 1982, Vol. 114, No.2.
V.N. Arskiy. „The Address of a Civilization?” Zemlya i Vselennaya, 1989, No.5 (in Russian).
R.H. Allen. Star-Names and Their Meaning. N.Y., 1899.
A.N. Afanasyev. The Life Tree. Moscow: Sovre-mennik, 1983 (in Russian).
G. de Santillana, H. von Dechend. Hamlet’s Mill. Boston😃.R.Godine, 1983.
V.V. Ivanov. „The ancient Balkan and all-Indo-European text of the myth of the hero-killer of the Dog and some Eurasian parallels”. Slavyanskoye I Balkanskoye Yazykoznaniye. Moscow:Nauka, 1977 (in Russian).
I.S. Lissevich. Le vol interstellaire dans les légendes et les myths anciens. J. Bergier, G.H. Gallet (Eds.) Le Livre des Anciens Astronautes. Paris: Albin Michel, 1977.
A. Stentzel. Aegyptische Zeugnisse fuer die Farbe des Sirius im Altertum. Astronomische Nachrichten, 1927, Bd. 231, Nr. 5542.
R. Ceragioli. ‘Behind the „Red Sirius” Myth’. Sky and Telescope, 1992, Vol.83, No.6.
F. D’Antona, I. Mazzitelli. „Constraints on the corona model for Sirius B”. Nature, 1978, Vol.275, No. 5682.
Navigare articol
Nguồn bài viết gốc Sirius-Star. Dịch bởi A14.